BỘ CÔNG AN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KT-HC CAND
Số: 1033/QĐ-T36(T1)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bắc Ninh, ngày 04 tháng 9 năm 2012
|
Về việc bảo vệ bí mật tài liệu nghiệp vụ trong học tập
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước, Luật Cơ yếu, và Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước trong ngành Cơ yếu Việt Nam;
Nay quy định một số điểm về công tác bảo vệ bí mật tài liệu trong học tập nghiệp vụ của học viên như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Quy định này quy định cụ thể danh mục các giáo trình, tài liệu học tập (sau đây gọi chung là tài liệu) thuộc bí mật nhà nước
và trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong việc bảo vệ bí mật các loại tài liệu nghiệp vụ học tập. Đồng thời, được áp dụng
thực hiện thống nhất trong tất cả các loại hình đào tạo, bồi dưỡng của Trường.
và trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong việc bảo vệ bí mật các loại tài liệu nghiệp vụ học tập. Đồng thời, được áp dụng
thực hiện thống nhất trong tất cả các loại hình đào tạo, bồi dưỡng của Trường.
khi hoàn thành việc biên soạn có trách nhiệm phối hợp với Phòng đào tạo, Trung tâm Thông tin khoa học & Tư liệu giáo khoa (T1)
báo cáo đề xuất Hiệu trưởng quyết định mức độ mật của tài liệu theo đúng quy định của Nhà nước.
3. Tất cả các tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước đều phải được đóng dấu mật (Mật, Tuyệt mật, Tối mật) và phải được quản
lý chặt chẽ theo đúng nguyên tắc, chế độ bảo vệ bí mật mà Nhà nước đã quy định.
4. Danh mục tài liệu học tập thuộc bí mật nhà nước được quy định cụ thể như sau:
4.1 Tài liệu “Mật”: Là các loại tài liệu học tập (gồm giáo trình, tài liệu, vở ghi nghiệp vụ, băng, đĩa hoặc các dụng cụ có chức
năng lưu giữ nội dung thông tin liên quan đến tài liệu nghiệp vụ…) trong các môn học: Nghiệp vụ Công an, Tham mưu tổng hợp,
Xây dựng lực lượng CAND, Văn thư lưu trữ CAND (chuyên ngành Văn thư lưu trữ), Phương thức liên lạc vô tuyến thoại, Quản lý
nghiệp vụ truyền tin, mẫu sổ sách nghiệp vụ, Tổ chức hệ thống thông tin (chuyên ngành Nghiệp vụ Truyền tin). Chính trị nghiệp
vụ cơ yếu, giáo trình Kỹ thuật soạn thảo điện mật, các loại bài tập, bài tập tình huống, mẫu giấy điện mã, sổ sách nghiệp vụ mật
mã… (chuyên ngành Mã dịch);
4.2. Tài liệu “Tuyệt mật”: Là các loại tài liệu học tập của chuyên ngành Mã dịch, bao gồm: Các loại khóa mã dịch, Luật từ điển
mật mã; các loại giáo trình, tài liệu, vở ghi nghiệp vụ thuộc các môn học: Kỹ thuật mật mã truyền thống, Mã dịch MKV, Mã dịch MFAX,
MCY – 01 Mã thoại Quản lý nghiệp vụ mật mã, Bảo trì hệ thống máy mã, Lý thuyết mật mã, Bảo mật mạng Cơ yếu mẫu giấy điện
mã, các thiết bị, chương trình phần mềm mật mã (Kể cả vật dụng lưu giữ các chương trình phần mềm nghiệp vụ mật mã…)
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Đăng ký, cấp phát:
1.1. Tất cả các tài liệu được quy định tại điểm 4, mục 1 nêu trên đều phải được đăng ký, quản lý, cấp phát và theo dõi tại bộ
phận Tư liệu của Trường;
1.2. Trước khi bước vào học tập các môn học nghiệp vụ, các lớp phải viết giấy mượn tài liệu (có phê duyệt của các cấp lãnh
đạo) và mang vở ghi nghiệp vụ đến bộ phận Tư liệu (tối thiểu trước 3 ngày) để làm các thủ tục mượn và đăng ký số. Sau khi kết
thúc môn học, phải trả lại ngay các tài liệu đã mượn (kể cả vở ghi nghiệp vụ) cho bộ phận Tư liệu thì mới được mượn tài liệu của
các môn học khác. Trường hợp có nhu cầu mượn lại để ôn thi trả nợ môn thì phải có đơn xin mượn lại và làm các thủ tục như
mượn lần đầu;
1.3. Tất cả các tài liệu đều phải đóng dấu và đóng số trang theo quy định để theo dõi và cấp phát. Việc giao nhận tài liệu giữa
bộ phận Tư liệu và các lớp phải có sổ theo dõi và có biên bản giao nhận cụ thể. Hồ sơ giao nhận của Tư liệu phải nắm và theo
dõi được việc cấp phát tài liệu đến từng học viên.
2. Quản lý, sử dụng tài liệu, phương tiện:
2.1. Trong quá trình học tập, các học viên phải có ý thức giữ gìn cẩn thận, tuyệt đối không làm mất mát, hư hỏng, rách nát hoặc
viết, vẽ bẩn vào tài liệu. Nghiêm cấm các học viên mang các tài liệu “Tối mật”, “Tuyệt mật” ra khỏi phòng học và sao chép tài liệu
khi chưa được phép. Đối với các tài liệu “Mật” chỉ được phép mang về chịu trách nhiệm về việc cất giữ, bảo quản tài liệu mật;
2.2. Sau các buổi học, các học viên phải cất tài liệu vào hòm sắt đã được trang bị và để trong tủ sắt dùng chung tại lớp theo
đúng vị trí quy định. Việc lấy hoặc cất giữ tài liệu vào đầu hoặc cuối các buổi học (kể cả các buổi học ngoài giờ), phải do cán bộ lớp
chủ trì và có sự chứng kiến của ít nhất từ 3 học viên trở lên;
2.3. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện mất mát tài liệu phải báo ngay cho bộ phận Tư liệu để tiến hành lập biên bản và
làm các thủ tục cần thiết khác nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả xấu có thể xảy ra;
2.4. Trong thời gian thực hành tại các phòng máy, các học viên phải tuyệt đối tuân thủ nội quy phòng máy, không được sao
chép, lưu giữ các phần mềm nghiệp vụ mật mã.
3. Tiêu hủy tài liệu:
3.1. Những giấy tờ, tài liệu học tập trong ngày của các lớp khi không còn sử dụng (Giấy viết điện mã; giấy in điện, điện mật đi,
điện mật đến, giấy nháp), giao cho cán bộ lớp có trách nhiệm tổ chức tiêu hủy theo các hình thức cắt xén, đốt… vào cuối ngày tại
nơi quy định. Việc tiêu hủy phải có ít nhất từ 2 người trở lên chứng kiến, có đầy đủ biên bản tiêu hủy theo quy định;
3.2. Các loại tài liệu do Ban Cơ yếu cấp không còn giá trị sử dụng, giao cho bộ phận Tư liệu có trách nhiệm đề xuất và tổ chức
tiêu hủy theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Riêng vở ghi nghiệp vụ của học viên, giao bộ phận Tư liệu có trách nhiệm
tiêu hủy sau khi học viên tốt nghiệp ra trường (sau khi có ý kiến phê duyệt của các cấp Lãnh đạo)
4. Trang thiết bị, điều kiện bảo mật:
4.1. Các phòng học nghiệp vụ chuyên ngành (phòng lý thuyết, thực hành mã dịch) phải được bố trí ở khu riêng biệt, phòng học
đảm bảo chắc chắn, có Riđô che kín và những người không có trách nhiệm không được vào;
4.2. Mỗi phòng học phải được trang bị từ 2 – 3 tủ đựng tài liệu, đủ cho mỗi học viên một ngăn riêng biệt hoặc mỗi học viên một
hòm sắt nhỏ đặt trong các tủ sắt dùng chung của lớp (Phòng Đào tạo phối hợp với Trunh tâm T1 đề xuất cụ thể).
4.3. Việc nhân bản, phô tô các tài liệu bảo mật do Trung tâm T1 chủ trì.
III. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
thì được Hiệu trưởng biểu dương, khen thưởng.
2. Xử lý vi phạm: Những học viên nào có hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật tài liệu trong học tập trên đây tùy theo
tính chất, mức độ hậu quả gây ra sẽ bị xử lý kỷ luật theo các mức dưới đây:
2.1. Viết vẽ bẩn vào tài liệu: Lần 1: Phạt bằng kinh tế tùy theo mức độ để phạt (mỗi trang 20.000đ, trang bìa 35.000đ) và kỷ luật
khiển trách; Lần 2: Phạt gấp hai lần và Cảnh cáo;
2.2. Mất tài liệu “Mật” (kể cả mất trang); Lần 1: Khiển trách; Lần 2: Cảnh cáo; Lần 3: Buộc thôi học;
- Mất, hỏng chìa khóa tủ tài liệu Cơ yếu phạt (300.000đ) và phải mua khóa mới về thay thế;
2.3. Mất tài liệu “Tối mật”, “Tuyệt mật” (kể cả mất trang): tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo đến
buộc thôi học hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
phối hợp với các đơn vị trong nhà trường tổ chức hướng dẫn và triển khai thực hiện tốt công tác bảo mật tài liệu trong học tập cho
các học viên. Đồng thời, phối hợp với phòng đào tạo, phòng quản lý học viên thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhằm uốn nắn, nhắc
nhở và phát hiện kịp thời các sai phạm trong việc sử dụng tài liệu nghiệp vụ. Trung tâm T1 là đầu mối giúp Ban Giám hiệu có trách
nhiệm tham mưu đề xuất các biện pháp và tổ chức kiểm tra thường xuyên, đột xuất tình hình chấp hành thực hiện quy định bảo mật
tài liệu học tập của học viên; hàng tuần, hàng tháng phải có báo cáo bằng văn bản về Ban Giám hiệu (kết hợp với báo cáo về tình
hình học tập, rèn luyện hàng tháng).
2. Trong thời gian hoạt động đầu khóa, Phòng Đào tạo phải bố trí ít nhất là 1 tiết để tổ chức phổ biến, quán triệt những nội dung
cơ bản về quy định bảo mật cho học viên trước khi bước vào học tập các môn học chuyên ngành, các Khoa chuyên ngành phải dành
từ 1 – 2 tiết để phổ biến, quán triệt lại quy định về bảo mật cho học viên. Đồng thời, đôn đốc các giáo viên thường xuyên nhắc nhở ý
thức trách nhiệm bảo mật cho học viên trong quá trình giảng dạy.
3. Phòng Quản lý học viên (GVCN lớp) có trách nhiệm thường xuyên giáo dục ý thức trách nhiệm bảo mật trongn học viên và coi
đây là một trong những nội dung trong các phong trào thi đua của lớp; đồng thời, là nội dung quan trọng trong các buổi sinh hoạt
hàng tuần, hàng tháng của các lớp.
Quy định này được áp dụng thực hiện kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với quy định này đều không còn giá trị thực hiện./.
Nơi nhận:
|
KT/ HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG (đã ký) Đại tá Nguyễn Xuân Sinh |